Tình hình xuất khẩu tôm Việt 2 tháng năm 2022 & diễn biến giá tôm
Chuyên mục kỹ thuật – Quản lý màu nước và tảo trong ao nuôi
TIN TỨC SUNJIN
Số E03 – 03/2022
Tình hình xuất khẩu tôm Việt 2 tháng năm 2022
Sau khi tăng 44% đạt 872 triệu USD trong tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang tháng 2/2022 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh với mức tăng đột phá 62% ước đạt 635 triệu USD. Theo đó, 2 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã chạm mốc 1,5 tỷ USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm trong tháng qua cũng tăng 50% so với cùng kỳ đạt gần 245 triệu USD, tăng 55% so với tháng 2/2021, đưa kết quả 2 tháng đầu năm lên 558 triệu USD, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn: Sunjin Aqua – Marketing team
Giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2020 – 2022
Trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm chân trắng và tôm sú tăng trưởng 2 con số, lần lượt là 49% và 54%. Xuất khẩu chỉ giảm đối với một số sản phẩm tôm biển. Xuất khẩu tôm sú chế biến (mã HS 16) tăng trưởng mạnh nhất 119%.
Mỹ tiếp tục là thị trường đơn lẻ nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 21% tổng giá trị xuất khẩu tôm của cả nước. Xuất khẩu tôm sang Mỹ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của năm 2021. 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 117,5 triệu USD, tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường Mỹ mở cửa trở lại hậu Covid-19, nhu cầu nhập khẩu thủy sản trong đó có tôm tiếp tục tăng cao. Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn thứ 4 trên thị trường Mỹ sau Ấn Độ, Ecuador và Indonesia.
Nguồn: Diễn đàn Tôm Việt
Cơ cấu nhập khẩu tôm của Hòa Kỳ theo nguồn với tổng sản lượng hàng năm
Diễn biến giá tôm
Những ngày qua, giá tôm ở cỡ tôm trung bình và nhỏ (50 con về nhỏ) luôn duy trì ở mức giá tốt. Nhưng giá tôm đối với các cỡ tôm lớn hơn (từ 30 con) lại giảm. Giải thích cho vấn đề này, ông Hồ Quốc Lực – Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN cho biết: Tôm thế giới hàng năm hơn 4 triệu tấn và đang đà tăng trưởng. Tôm nuôi chủ yếu từ Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan… Tôm biển nhiều ở Nam Mỹ. Các cường quốc tôm có Ecuador và Indonesia có khả năng cung tôm sớm hơn các nước còn lại, do đất nước họ thuộc Nam bán cầu, có khí hậu ngược với phần còn lại. Cứ đầu quý 4 chuyển qua mùa xuân, có thể thả tôm sớm. Các nước còn lại qua đầu năm thời tiết mới thuận lợi. Hai nước thả nuôi và thu tôm sớm có bất lợi là tôm thu hoạch nhằm giai đoạn cầu thấp, tiêu thụ không thể nhanh được.
Cách đây 4 năm, tôm họ thu sớm và trúng vụ, phải bán rất rẻ mới giải phóng tồn kho. Thế giới phẳng, chuyện họ bán tôm rẻ tác động không nhỏ tới chuỗi giá trị con tôm các nước còn lại. Bên mua có nhiều lời mời chào trong khi nhu cầu không cao, vì mới qua đầu năm mới, không có lễ hội gì đáng kể. Họ trả giá nào cũng mua được tôm từ hai nước vừa nêu. Khi các doanh nghiệp (DN) tôm ta chào họ đơn hàng năm mới theo thông lệ, họ trả giá hết sức thấp. Từ đó các DN tôm ta phải giảm giá mua, dù tôm chưa được thả nuôi chưa nhiều. Giá tôm thương phẩm giảm khoảng 40% khiến các chủ ao đã chùng tay không thả nuôi, dù ao đã chuẩn bị xong. Hệ lụy tôm giống ứ đọng, khuyến mãi mua một tặng một! Đó là một sự kiện nêu lại để tìm hiểu tình hình tôm thương phẩm đang có xu thế giảm trong chục ngày qua.
Tại miền Tây nhiều năm qua có chu kỳ tôm tăng giá từ cuối quý 3 năm trước đến cuối quý 1 năm sau. Thời gian còn lại là giá bình thường. Giá thấp điểm nhất là cuối quý 2 và quý 3. Giá tôm biến động đó phản ảnh quan hệ cung cầu trong nước. Quy luật này bị phá vỡ ở sự kiện trên, do tác động quan hệ cung cầu thế giới. Giá tôm thấp điểm do lúc đó là tập trung thu hoạch rộ, sản lượng cung ứng vượt quá khả năng chế biến hàng tinh chế, bởi năng suất nhà máy và thị trường tiêu thụ có hạn.
Nguồn: VASEP
Chuyên mục kỹ thuật – Quản lý màu nước và tảo trong ao nuôi
Màu nước phản ánh chính xác chất lượng nước trong ao nuôi và được quyết định bởi sự có mặt của các loại tảo và mật độ tảo trong ao nuôi. Nuôi tôm là nuôi nước. Vì vậy, quan sát màu nước là cách đơn giản nhất để đánh giá sơ bộ về tình trạng và sức khỏe tôm trong ao nuôi.
Ao nuôi tôm thẻ 45 ngày tuổi ở khu vực Vĩnh Châu (Nguồn: Sunjin vina)
- Các yếu tố ảnh hưởng đến màu nước và chất lượng nước
Các loại màu nước phổ biến trong ao nuôi:
- Màu vàng nâu: Do sự phát triển của tảo khuê (Bacillariophyta), phát triển mạnh ở môi trường nước lợ, mặn. Màu vàng nâu rất thích hợp để động vật thủy sản phát triển, là màu nước phổ biến được người nuôi lựa chọn gây màu ngay từ đầu vụ nuôi vì tảo khuê đóng vai trò là nguồn thức ăn tự nhiên tốt cho ấu trùng tôm.
- Màu xanh nhạt: Do sự phát triển của tảo lục (chlorophyta), là màu nước thích hợp nhất cho sự phát triển của động vật thủy sản, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn, góp phần làm giảm lượng khí độc trong ao do khả năng hấp thụ vật chất hữu cơ và ổn định các yếu tố thủy lí hóa trong ao nuôi. Phát triển mạnh ở môi trường nước ngọt hoặc nước lợ nhạt (
- Màu xanh đậm: Do sự phát triển của tảo lam (Cyanophyta), là tảo độc gây hại trong ao nuôi. Tảo lam nở hoa sinh ra độc tố, gây nhờn nước, cản trở sự hô hấp cho tôm, làm tôm nuôi có mùi hôi; Tôm nuôi ăn phải tảo lam gây ra các vấn đề bệnh về đường ruột; Vào ban đêm do tảo hô hấp quá mức gây ra hiện tượng thiếu oxi trong ao nuôi. Tảo lam phát triển phổ biến ở cả môi trường nước ngọt, lợ, mặn.
Tảo lam bị tàn trong ao nuôi và tảo lam soi dưới kính hiển vi (Nguồn: Sunjin vina)
- Màu vàng cam (màu gỉ sắt): Do đất phèn tiềm tàng (FeS2) bị oxi hóa tạo thành các váng sắt. Thường hay xuất hiện ở các ao đất mới đào trên vùng đất phèn.
- Màu nâu đen: Do môi trường nước chứa nhiều vật chất hữu cơ (thức ăn dư thừa, chất thải của tôm, xác tảo tàn…) và việc không quản lí tốt môi trường (ít thay nước, không có hệ thống xi phong đáy…) dẫn đến ao nuôi dễ thiếu oxi. Khi soi dưới kính hiển vi thường có sự hiện diện của tảo mắt (Euglenophyta) chỉ thị môi trường nhiễm bẩn hữu cơ cao.
- Màu nâu đỏ: Do sự phát triển quá mức của tảo giáp (Pyrrophyta) gây ra hiện tượng phát sáng trên ấu trùng tôm và nước nuôi, tôm ăn phải loại tảo này làm ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của tôm, vào ban đêm gây thiếu oxi trong ao nuôi.
- Biện pháp khắc phục
- Đầu vụ trước khi thả nuôi cần xử lí Chlorine 20-30ppm và kiểm tra các thông số môi trường thích hợp: pH (7,5-8,5), độ kiềm (80-150 mg/l), NH3 (2 và muối dinh dưỡng cho tảo với liều lượng cao tùy điều kiện ao nuôi.
- Trong suốt vụ nuôi định kì 5-7 ngày nên bổ sung men vi sinh vào ao nuôi để thúc đẩy vi khuẩn có lợi phát triển; Cạnh tranh và hấp thụ vật chất hữu cơ để cản trở sự phát triển quá mức của tảo trong ao cũng như hạn chế sinh ra khí độc làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.
- Đối với ao nuôi gần về cuối vụ màu nước thường rất xấu do sự tích lũy vật chất hữu cơ ngày càng nhiều, để tránh sự phát triển quá mức của tảo nên có biện pháp cắt tảo hiệu quả bằng cách dùng vi sinh chứa dòng Bacillus sp, Lactobacillus; Oxi già 2-3 lít/1000m3 vào buổi tối hoặc ngâm vôi CaO 20-30 kg/1000m2 buổi chiều tối và tạt xung quanh ao vào buổi sáng sớm. Tùy tình trạng ao nuôi và sức khỏe tôm mà đưa ra biện pháp xử lí phù hợp. Bên cạnh đó, ngoài ao nuôi cần phải có hệ thống ao lắng hoặc ao chứa cho những trường hợp khẩn cấp cần thay hoặc cấp nước.
- Theo dõi chất lượng nước định kì 3-5 ngày bằng các bộ test nhanh trên thị trường hoặc liên hệ nhân viên hỗ trợ kĩ thuật để nắm bắt kịp thời sự biến động về chất lượng nước, mật độ khuẩn, mật độ tảo trong ao nuôi.
Tag
Related news
14 month 05 2023
Leading the trend – Reaching for success
14 month 05 2023
Meaningful Internship at SUNJIN
14 month 05 2023
Fisheries-Newsletter No. 04-07/2020
14 month 05 2023
Sunjin welcomes new members
Sản Phẩm Nổi Bật