Số E04 – 04/2021
TIN TỨC SUNJIN
Số E04-04/2021
Tình hình thị trường tôm Việt 3 tháng đầu năm
Tính chung 3 tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 940 ngàn tấn, tăng 3.1% so với cùng kì. Tính riêng tôm đạt 122.7 ngàn tấn tăng 4.8% so với cùng kì; trong đó tôm thẻ đạt 73.5 ngàn tấn, tôm sú đạt 49.1 ngàn tấn.
Nguồn: Sunjin – Aqua Marketing
Về xuất khẩu, tổng giá trị xuất khẩu tôm 3 tháng đầu năm ước đạt hơn 600 triệu USD tăng gần 9% so với cùng kì. Tính riêng tháng 3 đã tăng trên 28% so với cùng kì, đây có thể xem là một tín hiệu tốt từ tác động của các FTA sau một thời gian dài bị ảnh bởi dịch bệnh và các căng thẳng chính trị.
Nguồn: Sunjin – Aqua Marketing
Các vấn đề cần quan tâm trong mùa vụ mới: Dịch bệnh – xây dựng cơ sở phòng chống dịch bệnh trong nuôi tôm
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 15/3, tổng diện tích NTTS bị thiệt hại là hơn 1.897 ha, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, thiệt hại trên tôm nước lợ là gần 1.713,5 ha, chiếm 90,3% trong tổng diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại và chiếm gần 0,4% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước.
Theo ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y, trong 3 tháng đầu năm 2021, dịch bệnh trên tôm xảy ra với nhiều dạng bệnh khác nhau. Ông Long dự báo, diện tích nuôi tôm có thể tăng mạnh và nguy cơ dịch bệnh trong thời gian tới rất cao. Nguyên nhân chủ yếu do các loại mầm bệnh nguy hiểm còn lưu lại ở nhiều vùng nuôi có thể xâm nhập và gây bệnh cho tôm nuôi. Bên cạnh đó, các yếu tố bất lợi về nhiệt độ, độ mặn tăng cao, biến đổi môi trường tăng nhanh, mạnh, theo hướng cực đoan có thể tác động xấu làm tôm chậm lớn, kém phát triển, sức đề kháng yếu, mặt khác, điều kiện môi trường biến đổi tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, gây bệnh cho tôm.
Cũng theo ông Long, ngành nuôi tôm trong năm qua, với diện tích bị thiệt hại hơn 33.000 ha nhưng lại không xác định được nguyên nhân. Điều này do người dân và cán bộ địa phương không tổ chức lấy mẫu bệnh để tiến hành xác định các yếu tố gây thiệt hại nên không có hướng giải quyết triệt để cho người dân.
Việc nuôi tôm đang ngày càng được chú trọng, hiện nay, để nâng cao năng suất và giá trị, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng, nhiều mô hình nuôi thành công được nhân rộng. Tuy nhiên, theo ý kiến của một người dân nuôi tôm, cơ quan quản lý cần siết chặt để kiểm soát đầu vào trong nuôi tôm, đặc biệt là con giống và vật tư. Đây là then chốt góp phần tạo nên một vụ nuôi thành công. Đồng thời, trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp như hiện nay, việc nắm vững sự thay đổi các yếu tố môi trường rất quan trọng góp phần ngăn chặn dịch bệnh xảy ra.
Để thực hiện được điều này, Bộ NN&PTNT đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng chống một số bệnh nguy hiểm dịch bệnh thủy sản nuôi giai đoạn 2021 – 2025. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đây là căn cứ pháp lý quan trọng để các tỉnh, thành phố bố trí ngân sách, nguồn lực để triển khai. Trên cơ sở này, các tỉnh sẽ bố trí nguồn lực, xây dựng đội ngũ cán bộ thú y thủy sản để giám sát phòng chống dịch bệnh từ đó tuyên truyền cho người nuôi triển khai các quy trình nuôi chuẩn. Đồng thời, từng bước xây dựng các vùng nuôi an toàn sinh học đáp ứng được yêu cầu thị trường. Đến ngày 24/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 434/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 – 2030.
Nguồn: Tạp chí Thủy sản Việt Nam – số 9(352)
Những hoạt động của Sunjin Vì lợi ích người nuôi tôm
- Sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu thực tế giúp giảm giá thành nuôi tôm – Dòng sản Phẩm A-Ngon
Sản phẩm mới “ A – Ngon” với các đặc tính: Mùi thức ăn hấp dẫn kích thích tôm bắt mồi ( Attractive palatability); nguồn dinh dưỡng hữu dụng, khẩu phần cân bằng dinh dưỡng và các hoạt chất chức năng ( Available nutrition); thức ăn được sản xuất từ dây chuyền cải tiến hiện đại (Advanced processing quality).
Trong tháng 4 này, những tấn hàng A – Ngon đầu tiên đã về đến khách hàng. Sunjin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin dùng sản phẩm của công ty chúng tôi.
Chúng tôi rất vui vì đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ những khách hàng đầu tiên sau khi nhận và sử dụng sản phẩm mới A – Ngon. Nhiều khách hàng ở khu vực Kiên Giang đánh giá A – Ngon là dòng sản phẩm tiết kiệm nhưng mẫu mã bao bì rất bắt mắt làm khách hàng cảm nhận được sự đầu tư, chăm chút cho sản phẩm của công ty. Về chất lượng, khách hàng nhận định viên thức ăn có màu sắc đẹp, độ tan tốt, mùi thơm, tôm bắt mồi nhanh. Chúng tôi mong rằng A – Ngon sẽ mang lại hiệu quả tốt cho vụ nuôi và tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quý khách hàng trong thời gian tới.
- Mô hình nuôi tôm kiểu mẫu ( Farm nuôi tôm Sunjin)
- Mô hình nuôi tuần hoàn khép kín (Ao bạt công nghệ cao và ao bạt bờ đáy lưới nước sâu)
- Tổng diện tích: 40.000 m2;
- Diện tích nuôi tôm: 16.000 (40% tổng diện tích)
- Mật độ thả nuôi: bình quân 250 con/m2
- Tỷ lệ sống kỳ vọng 90%
- Sản lượng/ha kỳ vọng: 60 tấn/ha/năm (2 vụ)
- FCR mục tiêu: 1,2
Mô hình nuôi này vừa là điểm tham quan cho khách hàng, đối tác của Sunjin vừa đào tạo đội ngũ kỹ thuật, đội ngũ Chuyên viên tư vấn giá trị nhằm hỗ trợ mang đến giá trị khác biệt cho những đối tác, khách hàng hiện tại và tương lai của Sunjin.
Nhãn
Tin tức liên quan
23 tháng 10 2023
🌹 SUNJIN MIỀN NAM – CHÚC MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10/2023 🌹
28 tháng 09 2023